Tiềm ẩn nguy hiểm từ nước ngầm ô nhiễm

Posted by CHỢ SIM SỐ KÉP on Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

   Sự ô nhiễm của nước ngầm   


Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người

 


 

Nhà máy nước Tương Mai bị nhiều người dân phàn nàn về chất lượng nước

Ảnh Văn Hải

Theo PGS.TS. Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Hiện trữ lượng nước dưới đất của nước ta cung cấp từ 35 - 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước quý giá này đang bị ô nhiễm.

Theo các chuyên gia về tài nguyên môi trường thì hiểm họa từ việc khai thác nước ngầm đang hiện hữu khi nguồn nước này đang bị ô nhiễm nặng nề, nhất là tại các vùng thấp, trũng của Hà Nội.

Sử dụng nước sinh hoạt của Nhà máy nước Tương Mai hàng chục năm nay, ông Nguyễn Văn Mai ở số nhà 32, ngõ 226, phố Tân Mai, Hà Nội luôn lo lắng về chất lượng nước gia đình sử dụng. Ông Mai cho biết, trong khi nhiều khu vực ở thành phố đã chuyển sang sử dụng nguồn nước sạch sông Đà thì nhà máy nước Tương Mai vẫn khai thác nước ngầm. Từ khi đình chỉ hoạt động của Trạm cấp nước Mỹ Đình II do khai thác nước ngầm làm tồn dư hàm lượng độc tố Asen gấp 4 lần cho phép, ông Mai càng lo lắng hơn.

   NƯỚC BỊ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG   


Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.V... Thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng  sim soc son  thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng cá và thuỷ sinh vật chết hàng loạt.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

"Nhà tôi sử dụng nước ở Tân Mai. Sau 1 tháng thau bể thì ước chừng 1 bể 4 khối có khoảng 5 thùng gánh nước đặc như nước nhân trần chiều. Mà cái téc inox trên nhà 4 tầng, chỉ 1 khối thôi, sau 3 tháng cũng có độ 2 thùng lầy như nước nhân trần. Còn xô hứng ra trong 1 ngày, để đọng lại khoảng trên 1 thìa canh đen xì”, ông cho biết.

Kết quả kiểm nghiệm do Bộ Y tế thực hiện gần đây đối với mẫu nước sinh hoạt tại các nhà máy và trạm cấp nước của quận Hoàng Mai (trong đó có Nhà máy nước Tương Mai) cho thấy, chỉ tiêu về Amoni và Pecmanganat đều cao hơn mức cho phép. Hai chất này trong 1 điều kiện nào đó có thể chuyển thành những chất có thể gây độc cho cơ thể và gây bệnh ung thư. Nhiều khi phải kiểm nghiệm sâu và nhiều lần mới phát hiện được những độc tố trong nước.

Cách đây khoảng chục năm, cơ quan chức năng cũng từng phát hiện trạm cấp nước Pháp Vân, cũng ở quận Hoàng Mai, Hà Nội (khai thác nước ngầm) có hàm lượng Nitơ vượt nhiều lần mức cho phép. Trạm cấp nước này hiện  sim tra gop  vẫn đang hoạt động và lâu nay chưa thấy cơ quan chức năng công bố kết quả hậu kiểm, khiến người dân không khỏi lo lắng.

Ông Nguyễn Văn Hoàng ở quận Hoàng Mai, Hà Nội kiến nghị Nhà nước nói chung và TP Hà Nội nói riêng nên tăng cường bộ phận kiểm tra phân tích nước, có phòng thí nghiệm chuẩn để phát hiện ra nguồn nước nào  sim giá rẻ  không đảm bảo chất lượng. "Chúng tôi là người dân hàng tháng dùng nước trả tiền thì chúng tôi chỉ biết trả tiền thôi, kể cả mức độ thạch tín, asen có vượt quá tiêu chuẩn hàng chục lần nữa chúng tôi cũng chịu”.

Những nhà máy và trạm cấp nước vừa nêu đều thuộc Công ty nước sạch Hà Nội và đều khai thác nước ngầm ở phía Nam và Tây nam thành phố. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lều Thọ Bách, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kĩ thuật và Tài nguyên môi trường, ĐH Xây dựng (Hà Nội), đây đều là những nhà máy và trạm cấp nước nằm ở vùng trũng của TP nên không tránh khỏi tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do ứ đọng nước thải. Cơ sở cấp nước của Thủ đô từ trước đến nay chủ yếu chỉ xử lý được Sắt với Măng gan, chưa có công nghệ khử Asen.

   NƯỚC BỊ Ô NHIỄM VI SINH VẬT   


Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.V...


Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.V... Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Để xác định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.
Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.

Hiện Hà Nội có 7 công ty nước sạch với 17 nhà máy nước và 6 trạm cấp nước tập trung; chưa kể những trạm cấp nước tư nhân. Sau vụ Trạm cấp nước Mỹ Đình II bị đình chỉ hoạt động, đường ống dẫn nguồn nước sạch sông Đà 9 lần bị vỡ đã cho thấy nguồn nước ở cả cơ sở của nhà nước và tư nhân đều có nguy cơ không đảm bảo an toàn.

 

 

Blog, Updated at: 02:00

0 nhận xét:

Đăng nhận xét